Các mẫu đồng hồ độc bản trong bộ sưu tập Les Cabinotiers – Récits de Voyages mới phản chiếu biên giới địa lý rộng lớn của Vacheron Constantin. Ngay từ đầu thế kỷ 19, nhà chế tác đã thấy sự cần thiết phải khám phá các quốc gia châu Á và đặt quan hệ thương mại, đặc biệt là tại Trung Quốc, từ trụ sở giàu lịch sử giữa lòng Geneva. Điều này được phản ánh trong bốn mẫu đồng hồ Les Cabinotiers – Memorable places, với mặt số chạm khắc thủ công lấy cảm hứng từ tranh minh hoạ đương thời về các địa danh kiến trúc vùng Viễn Đông và Geneva. Chúng được trang bị bộ chuyển động in-house Calibre 1120, một trong những bộ máy tinh xảo nhất từ trước tới nay.

N

ửa đầu thế kỷ 19, Vacheron Constantin mở rộng toàn diện. Khi Nhà chế tác tìm thấy một đại diện ở Brazil và có chỗ đứng ở Cuba cũng như Ấn Độ, đồng thời đưa đồng hồ của mình đến những góc xa xôi nhất của Địa Trung Hải, họ cũng nghiên cứu thị trường Trung Quốc. Hiệp ước Nam Kinh năm 1842 đã chấm dứt Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất và mở ra những triển vọng thương mại mới cho người châu Âu. Các tài liệu lưu trữ của Nhà chế tác đề cập đến việc tạo ra một chiếc đồng hồ tráng men màu xanh lam đặc biệt với ngọc trai và kim cương tinh xảo cho Hoàng đế Trung Hoa vào khoảng năm 1865. Đây là thời đại của những chiếc đồng hồ dành cho thị trường Trung Quốc được bán theo cặp, thiết kế để chịu ẩm, và đặc trưng bởi sự phong phú của các trang trí chạm khắc và tráng men.

CHẠM TRỔ BA SẮC VÀNG

Mặt số của Les Cabinotiers – Memorable places mô tả bốn di tích lịch sử bằng cách sử dụng kỹ thuật mới kết hợp khắc – và với hai trong số đó, có đôi nét nạm kim loại.

Trước khi được lắp ráp, những tấm này đầu tiên được khắc bằng kỹ thuật vi khắc và đi nét khắc. Thử thách đối với người nghệ nhân bậc thầy là làm việc trên những tấm có độ dày không quá 0,4 đến 0,8 mm và do đó không vượt quá 1 đến 2/10 milimet khi khắc chúng. Phải mất không dưới 200 giờ để tạo ra một mặt số duy nhất.

Vỏ vàng hồng 18K 5N kích thước 40mm của bộ sưu tập Les Cabinotiers – Memorable places

Nhờ độ chính xác của bàn tay khéo léo của người thợ khắc, các bức phù điêu được tạo hình, độ sâu được nhấn mạnh và Thiên nhiên trở nên sống động. Để mang đến cảm giác chân thực hơn nữa cho hai chiếc đồng hồ tượng trưng cho địa điểm Angkor và Di Hoà Viên ở Bắc Kinh, ông cũng tiến hành nạm kim loại cho tán lá của cây. Kỹ thuật trang trí này bao gồm việc nhúng một dây kim loại vào một bề mặt chạm khắc, nghĩa là vàng hồng hoặc vàng được nạm trên nền vàng trắng. Với kích thước mặt số, đây là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ vô cùng, đặc biệt khi các lớp khảm bằng vàng chỉ mềm hơn vàng trắng một chút. Mỗi tác phẩm được đóng khung bằng bộ vỏ đường kính 40mm vàng hồng 18K 5N, được bao quanh bởi một chiếc nhẫn hình tròn mỏng được chạm khắc làm nổi bật sự khéo léo đặc biệt của những tác phẩm này.

CALIBRE 1120, MỘT BỘ CHUYỂN ĐỘNG SIÊU MỎNG HUYỀN THOẠI

Tiếp nối chiếc Calibre 1003 lên có tay huyền thoại có độ dày 1,64 mm và được ra mắt vào năm 1955 để đánh dấu kỷ niệm 200 năm của Vacheron Constantin, Nhà chế tác bắt đầu phát triển Calibre 1120 vào năm 1966, lần này với cơ chế lên cót tự đônngj. Mục tiêu đều giống nhau: giới thiệu một bộ chuyển động siêu mỏng có sức mạnh và vẻ đẹp tuyệt vời. Mục tiêu này đã đạt được vào năm 1968 với việc ra mắt bộ máy có độ dày chỉ 2,45 mm và đường kính 28 mm.

Vacheron Constantin đã chọn bộ chuyển động lên cót tự động siêu mỏng 1120 để cung cấp năng lượng cho những chiếc đồng hồ này, giúp hiển thị giờ và phút một cách kín đáo bằng kim vàng kiểu lá.

Tiếp nối chiếc Calibre 1003 lên có tay huyền thoại có độ dày 1,64 mm và được ra mắt vào năm 1955 để đánh dấu kỷ niệm 200 năm của Vacheron Constantin, Nhà chế tác bắt đầu phát triển Calibre 1120 vào năm 1966, lần này với cơ chế lên cót tự động. Mục tiêu đều giống nhau: giới thiệu một bộ chuyển động siêu mỏng có sức mạnh và vẻ đẹp tuyệt vời. Mục tiêu này đã đạt được vào năm 1968 với việc ra mắt bộ máy có độ dày chỉ 2,45 mm và đường kính 28 mm.

Mặt trước và mặt sau bộ máy Calibre 1120

LES CABINOTIERS – NHỮNG VÙNG ĐẤT ĐÁNG NHỚ

Vào năm 2010, với việc phát hành phiên bản giới hạn Historiques Ultra-fine 1968, Vacheron Constantin đã mang lại sức sống mới cho Calibre 1120. Được thiết kế lại với con lắc dao động bằng vàng 18K có hình chữ thập Malta, nó vẫn giữ nguyên kích thước nhưng với mức dự trữ năng lượng cao hơn, đạt 40 tiếng. Đóng dấu Hallmark of Geneva, bộ máy này đã được nâng tầm trong trang trí và hoàn thiện, với họa tiết Côtes de Genève, các đường vân tròn, vát cạnh và các đường thớ thẳng ở hai bên. Kể từ đó, chiếc Calibre 1120 này tiếp tục xuất hiện trong các bộ sưu tập của Vacheron Constantin, nhưng chủ yếu là trong các phiên bản mới, nơi nó đóng vai trò là bộ chuyển động cơ bản để tích hợp các mô-đun phức tạp, đáng chú ý nhất là lịch vạn niên.

Đối với loạt đồng hồ dành riêng cho những thành tựu kiến trúc lịch sử này và mỗi chiếc được phát hành dưới dạng phiên bản độc bản mang Hallmark of Geneva – chứng nhận cả nguồn gốc lẫn tay nghề tinh xảo – chính chiếc Calibre 1120 này lại xuất hiện trong phiên bản ban đầu chỉ hiển thị thời gian. Bao gồm 144 thành phần và bộ giữ nhịp vận hành ở tần số 19.800 dao động mỗi giờ (2,75 Hz), nó được đặt trong bộ vỏ có độ dày chỉ 9,1 mm và được trang bị dây đeo bằng da cá sấu trang bị khóa cài.

La Tour de l’Île

Năm 1843, Vacheron Constantin chuyển từ quận “Fabrique” của Geneva đến Tour de l’Île, nơi trước đây lực lượng cảnh sát trưng dụng. Trong một thời gian dài, Tour de l’Île là trạm kiểm soát duy nhất dọc theo trục bắc-nam của các tuyến đường giao thông châu Âu vì có cây cầu bắc qua sông Rhône liền kề với tòa nhà. Tour de l’Île là ngôi nhà của Vacheron Constantin và các xưởng của hãng trong khoảng 30 năm, trước khi Nhà chế tác chuyển đến Quai des Moulins gần đó vào năm 1875. Các kỹ thuật thủ công tương tự được sử dụng trên mặt số của chiếc đồng hồ phiên bản độc bản này, lấy cảm hứng từ một bức vẽ của nhà in thạch bản người Pháp Auguste Deroy (1823-1906) từ năm 1881. Do đó, bố cục tả thực đáng kinh ngạc này phơi bày trên mặt số bao gồm bảy thành tố vàng hồng, vàng vàng và vàng trắng được vi khắc và đi nét khắc trước khi lắp ráp.

Tour de l’Île

Entrance gate to Angkor Thom

Angkor là một trong những di tích khảo cổ quan trọng nhất tại Đông Nam Á. Bao gồm 200 ngôi đền và công trình thuỷ lợi trải rộng trên diện tích 400 m2 ở Campuchia, nơi đây chứa đựng tàn tích của nhiều thủ đô khác nhau của Đế quốc Khmer được thành lập từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 15. Trong số đó, Angkor Thom được xây dựng vào thế kỷ 12 là công trình cuối cùng và trường tồn nhất. Bức tranh miêu tả cửa ngõ phía nam của Angkor Thom của Louis Delaporte (1842-1925) được dùng làm hình mẫu cho chiếc đồng hồ độc bản này. Mặt số của nó bao gồm chín tấm vàng hồng, vàng và trắng được chạm khắc và nạm kim loại, lắp ráp và thậm chí đặt cạnh nhau để tạo hiệu ứng chiều sâu. Công việc rất tỉ mỉ này mất khoảng 200 giờ để hoàn thành.

Entrance gate to Angkor Thom

Old Summer Palace

Cung điện Mùa hè giàu lịch sử của Bắc Kinh, được biết đến với tên gốc “Di Hoà Viên”, là một cung điện hoàng gia cũ được xây dựng cách Tử Cấm Thành 15 km và là nơi lưu giữ kho tàng kiến trúc cũng như các bộ sưu tập đồ cổ và nghệ thuật tráng lệ. Bao gồm ba khu vườn có diện tích 3,5 dặm vuông và được xây dựng trong khoảng thời gian kéo dài từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19, là nơi ở chính của triều đại nhà Thanh, Cung điện đã bị quân đội Pháp và Anh phá hủy trong Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai. Mô tả của nó trong một bản khắc từ năm 1873 được dùng làm hình mẫu cho mặt số của chiếc đồng hồ độc bản này. Bao gồm tám tấm vàng hồng, vàng vàng và vàng trắng được chạm khắc và nạm kim loại, ghép lại để tạo thành hình ảnh nổi bật của Cung điện Mùa hè trước đây, mặt số này tượng trưng cho hơn 200 giờ làm việc.

Mặt số Old Summer Palace

Entrance gate to Confucius Temple and Imperial College Museum

Được xây dựng vào năm 1302 dưới triều đại Nguyên Thành Tông nhà Nguyên, và được mở rộng hai lần để chiếm diện tích 20.000 m2, Đền Khổng Tử ở Bắc Kinh là ngôi đền lớn thứ hai ở Trung Quốc. Cho đến Cách mạng Tân Hợi năm 1911, chính tại đây, các quan chức của các triều đại Nguyên, Minh và Thanh đã tổ chức các nghi lễ để tỏ lòng tôn kính Khổng Tử. Tượng đài nằm gần Quốc Tử Giám (Trung Quốc), một khu phức hợp gồm các tòa nhà có niên đại từ thế kỷ 14, từng là trung tâm hành chính trong nhiều năm trước khi được chuyển đổi thành bảo tàng. Như thể hiện trong bức vẽ của Emile Thérond (1821-1883), xuất bản trên tạp chí du lịch năm 1864, mái cổng dẫn đến khu phức hợp kiến trúc này được dùng làm mẫu cho mặt số của chiếc đồng hồ độc bản. Mặt số bao gồm sáu tấm vàng hồng, vàng vàng và vàng trắng được chạm khắc và vi khắc, lắp ráp tỉ mỉ để tạo ra bố cục độc đáo, trong đó chiều sâu được tạo ra bằng cách sử dụng các màu đồng nhất.

Entrance gate to Confucius Temple and Imperial College Museum

BẠN SẼ THÍCH

EXHIBITION

HONG KONG WATCH & CLOCK FAIR VÀ SALON DE TIME
Tinh Hoa Đồng Hồ Đông – Tây Hội Tụ

XU HƯỚNG THEO MÙA

L’EPÉE 1839 X MB&F
‘Albatross’

EDITOR'S PICK

ZENITH
Defy Skyline Tourbillon Felipe Pantone

EDITOR'S PICK

CHANEL
Première Sound

XU HƯỚNG THEO MÙA

RADO
True Square Thinline