Vacheron Constantin luôn trân trọng Haute Couture, một thế giới với kỷ luật chặt chẽ và trí tưởng tượng phong phú luôn có quan hệ gần gũi với thương hiệu. Tuyển tập đồng hồ được lựa chọn từ bộ sưu tập lưu trữ của họ làm nổi bật mối liên hệ bền chặt này. Được trưng bày dành riêng cho sự kiện tại TP.Hồ Chí Minh (Việt Nam), các tạo tác này là minh chứng cho sự sáng tạo dành cho phái đẹp mà Maison đã luôn dung dưỡng trong hơn hai thế kỷ.

H

aute Couture và Haute Horlogerie luôn duy trì một mối liên kết chặt chẽ, được nêu bật trong chính cái tên của chúng. Kể từ giữa thế kỷ 20, các thương hiệu thời trang cao cấp đã được vận hành trên cơ sở một bộ quy tắc xuyên suốt hệ thống hoá các hoạt động của họ, từ khi chế tác trong xưởng may đến khi xuất hiện trên các sàn diễn. Kỷ luật khắt khe không khoan nhượng này góp phần kích thích trí tưởng tượng của các Maison, tạo ra một thế giới đầy phong cách, sang trọng và chất lượng. Điều đó cũng tương tự với các đối tác Haute Horlogerie của họ – Vacheron Constantin cũng tuân thủ những nguyên tắc để đảm bảo mỗi chiếc đồng hồ của họ đều bắt nguồn từ sự pha trộn giữa nghệ thuật và kiến thức. Vacheron Constantin chia sẻ với Haute Couture mối quan tâm đối với sự sáng tạo hướng tới hoàn hảo, cũng như cách tiếp cận đặc trưng trên cơ sở nghệ thuật thủ công. Trên hết, khi nhắc tới mối quan hệ gần gũi này, không thể không nhắc đến vũ trụ các tạo tác cho nữ giới, nơi Haute Couture ghi dấu ấn đặc quyền, đồng thời là hiện thân cho sự nhạy cảm đầy tính nghệ thuật của Vacheron Constantin trong hơn hai thế kỷ.

HAUTE HORLOGERIE GIÀU TÍNH NỮ

Nữ giới bắt đầu quan tâm đến ngành chế tác đồng hồ từ rất sớm, thường là để bổ sung cho những vật phẩm khác lạ, được sử dụng như đồ trang sức của họ. Tuy nhiên, không vì lẽ đó mà tính hữu dụng của các món đồ này bị bỏ qua: bằng chứng là nhiều chiếc đồng hồ điểm chuông hoặc có lịch đã được chế tác cho phái đẹp. Hơn nữa, nữ giới cũng là những người đầu tiên đeo đồng hồ trên cổ tay, rất lâu trước khi đồng hồ đeo tay trở nên phổ biến vào nửa đầu thế kỷ 20. Vacheron Constantin đã để lại dấu ấn của mình trong mỗi thời kỳ của lịch sử ngành đồng hồ, từ những chiếc đồng hồ bỏ túi đầu tiên dành cho phụ nữ được sản xuất vào đầu thế kỷ 18 cho đến những sáng tạo đương đại đầy thanh tao. Cũng giống như cách những thiết kế Haute Couture vừa vặn hoàn hảo với chủ nhân, những chiếc đồng hồ này cũng gợi lên giấc mơ và đam mê của người sở hữu.

DI SẢN VACHERON CONSTANTIN: MỘT KHO BÁU SỐNG ĐỘNG VÀ ĐẦY CẢM HỨNG

Các bộ sưu tập Di sản của Vacheron Constantin bao gồm hơn 1.300 chiếc là minh chứng cho động lực sáng tạo ấn tượng của thương hiệu trong lĩnh vực đồng hồ nữ. Với mẫu thiết kế đầu tiên có từ năm 1815 – một chiếc đồng hồ bỏ túi bằng vàng có dây đeo được chạm khắc tinh xảo, cùng hoạ tiết hoa được trang trí bằng ngọc hồng lựu – Maison đã sớm thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến phái đẹp. Cho dù là với những chiếc đồng hồ hướng đến công năng hay phục vụ lễ nghi, trang sức hay đồng hồ thể thao, Vacheron Constantin luôn có thể nắm bắt các xu hướng nghệ thuật và điều chỉnh chúng cho phù hợp với xu hướng thời trang hiện hành, với địa vị xã hội đang thay đổi của phụ nữ, phù hợp với mong muốn cũng như ý thích phóng khoáng nhất của họ. Kể từ những năm 1800, phái đẹp đã luôn duy trì sức ảnh hưởng đến những sáng tạo ấn tượng nhất của Vacheron Constantin.

HAI THẾ KỶ SÁNG TẠO TRONG MỘT TRIỂN LÃM

Để minh hoạ cho hai thế kỷ chế tạo những chiếc đồng hồ nữ tính của mình, Vacheron Constantin đã chọn một số mẫu từ bộ sưu tập Di sản. Với tinh thần của một nhà thiết kế thời trang cao cấp sáng tạo những trang phục cho các sự kiện đặc biệt, thương hiệu đã chọn những thiết kế để kết hợp với trang phục mặc trong dạ tiệc, tiệc trà, bữa trưa hay tiệc cocktail, đồng thời không quên những chiếc đồng hồ phụ kiện – một vật phẩm không thể thiếu với những người có “gu”.

DẠ TIỆC

Những chiếc đồng hồ được trưng bày là minh chứng cho các kỹ thuật khảm nạm tinh tế nhất: một điều thú vị là ở thời điểm đồng hồ đeo tay ra đời, dây đeo bằng bạch kim và vàng đều rất linh hoạt để hạn chế cảm giác cộm của dây đeo, đem đến sự thoải mái nhất cho người sở hữu.

  • Đồng hồ đeo tay nữ – 1919 (Ref. Inv. 10573) bằng bạch kim với vấu xoay, nạm kim cương giác cắt brillant chấu hạt, dây đeo bằng lụa.
  • Đồng hồ đeo tay nữ – 1918 (Ref. Inv. 10668) bằng vàng và bạch kim, toàn bộ trang trí kim cương giác cắt brilliant chấu hạt và kim cương giác cắt antique chấu đóng, với mặt số tô điểm hoạ tiết dệt thảm

TIỆC TRÀ:

Đồng hồ điểm chuông theo khắc được săn đón bởi những khách hàng giàu có nhất từ đầu thế kỷ 19. Những chiếc đồng hồ với cơ chế phức tạp đó được sử dụng để nắm bắt thời gian khi trời tối, cùng đồng thời là một cơ hội để bắt đầu đàm thoại hiệu quả. Vacheron Constantin khi đó đã được coi là chuyên gia sản xuất cơ chế điểm chuông, đáp ứng được nhu cầu về những chiếc đồng hồ nữ với cơ chế từ những thời kỳ đầu tiên (những mẫu đầu tiên được lưu giữ trong Bộ sưu tập Di sản có niên đại từ năm 1812).

  • Đồng hồ mặt dây chuyền cho nữ điểm chuông theo khắc – 1838 (Ref. Inv. 10130) làm bằng vàng chạm trổ hoa văn hoa lá hoàn toàn thủ công, với mặt số bạc trang trí dệt thảm.
  • Đồng hồ dây chuyền cho nữ – 1839 (Ref. Inv. 10598): Đồng hồ bỏ túi bằng vàng 18K cho nữ. Hoạ tiết hoa văn “Điểm chuông theo khắc” tráng men được khắc trên mặt lưng. Mặt số tráng men với 10 cọc số La Mã, thang phút ngoại vi và kim giây ở vị trí ba giờ, kèm bộ lặp khắc.

BỮA TRƯA:

Ban đầu, vào thập niên 1920 bùng nổ, Vacheron Constantin đi theo xu hướng art deco để xây dựng và tạo ra một số cấu trúc đặc biệt cho những sáng tạo của mình, với những đường nét thuần khiết và tinh xảo. Sau đó, chúng ta bước vào Kỷ nguyên Hiện đại. Phụ kiện khi đó đã trở thành một phần không thể thiếu của trang phục, và những chiếc đồng hồ ẩn giấu đã trở thành mốt. Ngay từ lần đầu ra mắt tại triển lãm “Montres et Bijoux” 1942, Vacheron Constantin đã gây chú ý bởi những đột phá trong thiết kế, đáp ứng yêu cầu của phụ nữ và thời trang cao cấp. Rõ ràng, trong những sự kiện sang trọng và đặc biệt, việc đọc giờ có thể bị coi là rất bất lịch sự – đặc biệt là với một quý cô.

  • Đồng hồ nữ “3 turns of Wrist” – 1955 (Ref. Inv. 10395) Đồng hồ đeo tay cho nữ vàng 18K, dây đeo kiểu vòng tay cuốn ba lần, mặt số bạc với hàng số Ả Rập và cọc số hình sao.

COCKTAIL:

Đồng hồ trang sức hình vuông cho nữ bằng bạch kim 950, được trang trí với ngọc lục bảo, kim cương, nắp đậy được nạm ngọc bích và một bức phù điêu chân dung Hy Lạp. Mặt số tròn, màu bạc hoàn thiện mịn, với 12 cọc số Ả Rập lấp lánh. Dây đeo dạng chuỗi với khoá trang sức hai vòng an toàn.

  • Đồng hồ đeo tay hình vuông cho nữ – 1910 (Ref. Inv. 10174) Khi đeo trên cổ tay, những bộ máy của các đồng hồ đeo tay đời đầu (vốn là bộ chuyển động của các đồng hồ bỏ túi thu nhỏ) phải đối mặt với những hạn chế mới do các thay đổi về sốc, độ ẩm và nhiệt độ. Trong thế kỷ 20, hầu hết các sáng chế đều được thúc đẩy để cải thiện độ tin cậy của các bộ máy đó. Do nhu cầu lớn về những chiếc đồng hồ trong đa dạng hình dáng, các nhà sản xuất có xu hướng phát triển các bộ chuyển động thu nhỏ để phù hợp hơn với kích thước đồng hồ nhỏ hơn. Năm 1915, Vacheron Constantin giới thiệu một bộ máy cực nhỏ – 21,5×6,5mm – được gọi là baguette, chủ yếu được sử dụng trong đồng hồ nữ trang. Sau đó, chính bộ máy baguette này, bộ chuyển động 7’’ được bổ sung một hệ thống đã được cấp bằng sáng chế để bảo vệ bánh xe cân bằng khỏi những cú sốc.

PHỤ KIỆN:

Vào năm 1879, Ferdinand Verger trở thành đại lý độc quyền của Vacheron Constantin tại Pháp – mối hợp tác này vẫn tiếp tục khi các con trai của Ferdinand tiếp quản công việc kinh doanh của cha họ vào năm 1920. Vacheron Constantin và Verger Frères sau đó sẽ trở thành đối tác thân thiết cho tới năm 1938. Trong suốt giai đoạn này, trên cơ sở lợi thế của việc lược bớt các bộ chuyển động baguette, Maison đã tạo ra những mẫu thiết kế mà sau này Georges hoặc Albert Verger sẽ nộp bằng sáng chế, chẳng hạn như đồng hồ màn trập “jalousie”, đồng hồ túi có tên “captives” hoặc đồng hồ trâm cài kiểu chatelaine. Chúng tôi đã tiếp tục phát triển nghệ thuật này để tạo ra những cách tiếp cận mới trong việc trang bị phụ kiện cho đồng hồ.

  • Đồng hồ «Surprise Mignonette» – 1930 (Ref. Inv. 10723): Đồng hồ “Mignonnette” hình chữ nhật phong cách Art Deco chế tác cho Van Cleef & Arpels, làm bằng vàng, trang trí tráng men với ba viên beryl cabochon.
  • Đồng hồ ví “Surprise Mignonette”– 1929 (Ref. Inv. 10789) gấp gọn được bằng vàng và vàng trắng, phong cách Art Deco “La Captive”, mặt số bạc in tên “Charlton” hai lần.
  • Đồng hồ đeo tay nữ – 1910 (ref. Inv. 10556) bằng vàng 18K “Scarabee” nạm kim cương, cánh xanh lục tráng men. Mặt số tráng men trắng, với cọc 12h màu đỏ và số Ả Rập từ 1 đến 11h màu xanh lam.

BẠN SẼ THÍCH

XU HƯỚNG THEO MÙA

PENDANT WATCH
Đếm Nhịp Thời Gian Trên Chiếc Cổ Ngà

NEW BOUTIQUE

BVLGARI BOUTIQUE ONBOARD ILMA YACHT
Khám Phá Thế Giới Bulgari Trên Du Thuyền Ilma

EDITOR'S PICK

MONTBLANC
Unveiled Minerva Monopusher Chronograph LE100

EDITOR'S PICK

PATEK PHILIPPE
Cubitus Collection

EDITOR'S PICK

OMEGA
‘The First Omega In Space’