Kể từ khi con người bước chân vào kỷ nguyên phát triển ngành hàng không, mọi khoảng cách trên thế giới này được các chuyến bay nối liền và một trang sử mới của nhân loại được lật mở bởi những phi công anh tài. Longines đã góp mặt vào những tháng năm huy hoàng ấy với tư cách là chiếc đồng hồ công cụ trên tay các phi công và tự viết nên một chương riêng đầy hào hùng mà ngày nay thường hay được nhắc nhớ bằng các mẫu Spirit đầy hoài niệm.

Chuyến viễn hành làm nên lịch sử

L

ạnh cóng, tiếng ồn nhức đầu của động cơ và sự mệt mỏi là tất cả những gì mà ông trùm Hollywood kiêm phi công tiên phong Howard Hughes cảm nhận được khi đang bay trên Đại Tây Dương. Ông đã bay trong 11 giờ và chỉ mới đi hết một nửa chặng đường trước khi hạ cánh. Charles Lindbergh đã đơn độc bắt đầu chuyến bay từ Cánh đồng Roosevelt tại Long Island và hiện tại đang phải đấu tranh với chính bản thân để giữ cho tinh thần tỉnh táo.

American industrialist, aviator, and film producer Howard Hughes (1905 – 1976) climbs into the cockpit of his Northrop Gamma aircraft in preparation for breaking his own speed record for transcontinental US flight, Burbank, California, January 18, 1937. He landed in Newark, New Jersey, 7 hours, 28 minutes, and 25 seconds later, besting his 1936 record time by almost 2 hours. (Photo by Pictures Inc./The LIFE Picture Collection via Getty Images)

Cửa buồng lái mở ra và từng cơn cuồng phong lạnh lẽo rít quanh tai cũng như không ngừng làm rung chuyển chiếc máy bay. Dù đeo găng tay dày thì bàn tay ông vẫn gần như trở nên tê liệt. Nhưng ông biết mình bắt buộc phải kiên trì, không chỉ để nhận giải thưởng 25.000 đô la mà chủ khách sạn người Mỹ Raymond Orteig đã hứa sẽ trao cho người đầu tiên có thể bay thẳng từ New York đến Paris, mà còn để trở nên một biểu tượng bất tử. Và khoảnh khắc lịch sử cuối cùng cũng đã đến khi Lindbergh hạ cánh xuống kinh đô ánh sáng Paris lúc 10:22 tối theo giờ địa phương, hàng chục nghìn khán giả nhiệt tình chờ đợi để chào mừng và cổ vũ ông cùng với chiếc máy bay Spirit of St. Louis.

Phi công người Mỹ đã bay suốt 33 giờ 39 phút – được chính thức đo bởi một nhà sản xuất đồng hồ từ Saint-Imier ở vùng Jura của Thụy Sĩ thay mặt cho Fédération Aéronautique Internationale (FAI). Nhà sản xuất đó là Longines, một thương hiệu mà tiếng tăm trong ngành hàng không đã sớm được củng cố. Thành công này bắt nguồn chủ yếu từ John P. V. Heinmuller, người đứng đầu Công ty Wittnauer ở New York, chuyên phân phối đồng hồ Longines tại Hoa Kỳ. Bản thân Heinmuller là một phi công ham học hỏi và quen biết rộng trong giới. Chính ông đã ghi nhận và chứng nhận cho nhiều chuyến bay lập kỷ lục trong những năm 1920. Trụ sở chính của Longines, nơi ông đã đến thăm vài lần, đã sớm nhận được thông tin quý giá từ ông về những yêu cầu đặc biệt mà các phi công thời đó cần có trên những chiếc máy đo thời gian và đồng hồ đeo tay mà họ sử dụng.

Huy hoàng những kỷ lục

Một trong những phi công đầu tiên đeo đồng hồ của Longines trong một chuyến bay lập kỷ lục chính là phi công kiêm nhiếp ảnh gia người Thụy Sĩ Walter Mittelholzer. Ông đã sử dụng máy đo thời gian trên tàu của Longines vào mùa đông năm 1924-25 trong một chuyến đi kéo dài 4 tuần được chia làm nhiều chặng, từ Zurich đến Tehran. Mittelholzer tiếp tục đặt niềm tin vào những chiếc đồng hồ của Longines trong một hành trình thậm chí còn nổi tiếng hơn từ Zurich đến Cape Town kéo dài từ tháng 12 năm 1926 đến tháng 2 năm 1927.

Nhưng danh tiếng của Longines từ lâu đã vươn xa khỏi Thụy Sĩ. Rốt cuộc, công ty đã đóng vai trò là máy đo thời gian chính thức cho FAI kể từ năm 1919 và đã đo giờ cho không ít hơn 34 chuyến bay lập kỷ lục vào đầu Thế chiến thứ hai. Longines cũng đã chế tạo máy đo thời gian trên bo mạch đầu tiên cho buồng lái bằng vỏ nhôm vào năm 1915. Đồng hồ đeo tay của Longines, chẳng hạn như chronograph với Calibre 13.33Z, được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1913, cũng rất phổ biến trong giới phi công. Bộ chuyển động bấm giờ một nút với bánh xe cóc và lên dây bằng tay này được đánh giá cao chủ yếu nhờ độ chính xác tuyệt vời.

Chiếc đồng hồ on-board Longines sản xuất năm 1939 này có vỏ bằng nhôm, bộ giảm xóc tích hợp và màn hình hiển thị thời gian kép cho hai múi giờ riêng biệt.

Ngay sau Mittelholzer, các nhà tiên phong chinh phục bầu trời khác cũng đã ưu ái đặt niềm tin vào máy đo thời gian của Longines trên mỗi chuyến bay lao ra khỏi đường băng với mục tiêu công phá kỷ lục. Phi công quân sự người Ý Antonio Locatelli đã bay từ Ghedi, Ý, đến Iceland vào năm 1925. Và ngay sau đó, người đồng hương của ông là Francesco de Pinedo đã chu du vài tháng trên chiếc thủy phi cơ xuyên qua bốn lục địa. Vào tháng 6 năm 1927, ngay sau chuyến bay xuyên Đại Tây Dương của Lindbergh, phi công người Mỹ Clarence Duncan Chamber là người đầu tiên chở hành khách trên chuyến bay thẳng từ New York đến Eisleben, Đức. Longines cũng góp công sức lưu giữ thời gian vào năm 1928 trên “Southern Cross”, một chiếc Fokker F.VIIb-3m ba động cơ do phi công người Úc Charles Kingsford Smith điều khiển – cũng là người đầu tiên bay qua Thái Bình Dương từ Hoa Kỳ tới Châu Úc.

Những quý cô của bầu trời

Huyền thoại không chỉ được tạo nên nhờ cánh mày râu mà huyền thoại còn điểm tên những người phụ nữ phi thường. Một trong những người được biết đến nhiều nhất chính là Amelia Earhart. Bà đã đeo một chiếc đồng hồ Longines vào năm 1928 khi trở thành người phụ nữ đầu tiên vượt Đại Tây Dương trên máy bay, mặc dù với tư cách là một hành khách. 4 năm sau đó, bà chính thức lập kỷ lục khi là người phụ nữ đầu tiên bay một mình và không ngừng qua Đại Tây Dương, từ Canada đến Bắc Ireland chỉ trong vòng chưa đầy 15 giờ. Và bạn đồng hành cùng nữ anh hùng gan dạ chính là chiếc đồng hồ quen thuộc đã được sử dụng trong chuyến bay năm 1928.

Amelia Earhart đã đeo chiếc đồng hồ bấm giờ này trên hai chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào năm 1928 và 1932

Elinor Smith cũng là một người phụ nữ khác góp phần viết nên lịch sử ngành hàng không. Bắt đầu lái máy bay một mình khi mới 15 tuổi, người phụ nữ quốc tịch Mỹ này đã trở thành phi công trẻ nhất thế giới được cấp phép một năm sau đó. Nhiều kỷ lục nối tiếp nhau ra đời như dành 13 giờ 16 phút một mình trong buồng lái, do đó đã lập kỷ lục thế giới mới cho phụ nữ khi chỉ mới 17 tuổi. Vào năm 1930, bà đã bay cao hơn bất kỳ người phụ nữ hay bất kỳ người đàn ông nào khi điều khiển máy bay lên đến độ cao 27.418 feet. Sau khi hạ cánh, bà đã viết một lá thư cảm ơn đến trụ sở Longines ở Saint-Imier vì sự vận hành hoàn hảo của đồng hồ do hãng sản xuất.

Nữ phi công Elinor Smith

Danh sách các nữ phi công lập kỷ lục tiếp tục nối dài thêm khi Ruth Nichols vào năm 1931 đã lập kỷ lục thế giới về độ cao (28.743 feet), tốc độ (211 dặm / giờ) và bay đường dài ( 1,977 miles). Kể từ năm đó, Nichols đã luôn sử dụng đồng hồ Longines cho tất cả các chuyến bay quan trọng của mình. Phi công người Anh Amy Johnson với chiếc “Weems” trên cổ tay, đã bay từ Anh đến Cape Town vào năm 1932 chỉ trong bốn ngày, sáu giờ và 54 phút, do đó phá kỷ lục do chồng cô Jim Mollison nắm giữ cho cùng tuyến bay này trong thời gian 10 tiếng rưỡi.

Amy Johnson và một chiếc đồng hồ đeo tay của Longines.

Mẫu đồng hồ Weems Second-setting

Có một chiếc đồng hồ Longines khá đặc biệt được các nhà sưu tập gọi là “Weems”theo tên của sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ Philip Van Horn Weems. Ông đã thiết kế một mẫu đồng hồ phi công cho phép đồng bộ hóa kim giây của đồng hồ với tín hiệu thời gian vô tuyến bằng tốc độ chưa từng có. Trước phát minh của Weems, các phi công phải kéo núm vặn ra và điều chỉnh kim đồng hồ trong khi đeo găng tay bay, thường dẫn đến việc phi công mất chính xác cả giây hay thậm chí là cả phút. Weems tính toán rằng, tùy thuộc vào tốc độ của máy bay, độ lệch chỉ 4 giây có thể khiến máy bay chệch hướng một dặm hoặc hơn – với hậu quả có thể gây tử vong cho người lái. Vì vậy, ông đã thiết kế một mặt số phụ có thể xoay, được định vị ở trung tâm với các dấu hiệu trong 60 giây. Khi một phi công nghe thấy tín hiệu thời gian – và không gây nguy hiểm cho việc bấm giờ chính xác của đồng hồ – họ có thể nhanh chóng căn chỉnh số 0 trên đĩa giây với kim giây đang chuyển động.

Philip Van Horn Weems

Longines bắt đầu sản xuất Weems Second-Setting Watch vào năm 1929. Thành công từ chuyến thám hiểm của Byrd đến Nam Cực và lời khen ngợi của ông dành cho chiếc đồng hồ này đã khiến cho xưởng sản xuất của hãng ở Saint-Imier một lần nữa trở thành tâm điểm được toàn bộ giới hàng không quốc tế chú ý.

Đồng hồ Lindbergh’s Hour-Angle

Khi bản thân Lindbergh trải qua tình huống mất phương hướng trong một chuyến bay gần Cuba vào năm 1928, ông đã chuyển sang tìm hiểu về đồng hồ Weems và sau đó bắt đầu phác thảo một chiếc đồng hồ cho phép phi công điều hướng bằng cách xác định kinh độ. Thiết kế của Lindbergh bao gồm một mặt số trên đó kim giờ không chỉ biểu diễn 12 giờ mà còn hiển thị các kinh độ tương ứng. Ví dụ, 12 tương đương với 180 độ. Hiển thị phút hình vòng cung được in trên vòng bezel xoay (tương ứng với 60 phút). Và ở trung tâm là một mặt số phụ có thể được điều chỉnh theo cách tương tự như trên chiếc Weems. Lindbergh đã liên hệ với Longines và nhận được lời mời cộng tác từ hãng.

Bảng phác thảo đồng hồ Hour Angle Watch của Charles Lindbergh

Năm 1931, nhà chế tác Thụy Sĩ bắt đầu sản xuất đồng hồ Lindbergh Hour Angle Watch, vừa là một chiếc đồng hồ đeo tay có đường kính 47 mm với Calibre 18,69N, vừa là một máy đo thời gian được bọc trong một hộp gỗ. Nhiều phi công đã đặt hàng và sử dụng chúng như một công cụ điều hướng trong các chuyến phiêu lưu trên không vào những năm 1930.

Howard Hughes và Siderograph

Howard Hughes đã sử dụng Siderograph để điều hướng theo thời gian cận kề

Longines đã tiến thêm một bước vào năm 1938 với sự phát triển của Siderograph. Chiếc đồng hồ này hiển thị thời gian thông qua các thang đo khác nhau được đánh dấu trên mặt số và trên khung ngoại vi theo giờ góc, phút và vòng cung phút. Lợi thế đối với phi công là việc chuyển đổi từ thời gian mặt trời sang thời gian cận kề đã được bỏ qua, do đó, phi công có thể tính toán vị trí của máy bay nhanh hơn. Ngoài ra, chiếc đồng hồ này làm cho phi công và nhà điều hướng không phụ thuộc vào mặt trời, vì họ hoàn toàn có thể điều hướng vào ban đêm.

Spirit 2020

Bộ sưu tập Spirit mới vừa được Longines tung ra vào đầu mùa hè năm 2020 đã như tuyên ngôn đanh thép của hãng về sự cống hiến tận tụy cho ngành hàng không của thương hiệu. Những chiếc đồng hồ phi công cổ điển của Longines đã truyền cảm hứng cho nhiều chi tiết trong bộ sưu tập này, chẳng hạn như độ dễ đọc lý tưởng của đồng hồ nhờ mặt số được sắp xếp rõ ràng, chữ số Ả Rập và chất liệu dạ quang trên kim và chữ số. Điều này cũng áp dụng trên núm văn cỡ lớn. Các vạch giờ hình kim cương thể hiện sự hoài niệm về những mẫu đồng hồ phi công Longines từ những năm 1930. Điểm nổi bật của những đồng hồ chính xác này là 5 ngôi sao kiêu hãnh điểm tô mặt số. Với Longines, đấy là dấu hiệu biểu trưng cho chất lượng cùng sự tin cậy thuộc về bộ máy cải tiến.

Một số phiên bản mới của dòng Longines Spirit

Bộ sưu tập Longines Spirit bao gồm đồng hồ bấm giờ và đồng hồ ba kim với mặt số màu khác nhau được trang bị bộ máy tự động Calibre L888.4 có dây tóc bằng silicon và được chứng nhận là máy đo thời gian bởi COSC.

BẠN SẼ THÍCH

LONGINES

LONGINES
Mối Duyên Với Điện Ảnh

LONGINES

LONGINES
Avigation Type A-7 1935 Mới

LONGINES

LONGINES
Heritages Military Marine Nationale

LONGINES

LONGINES
Symphonette

LONGINES

LONGINES
Kéo Dài Thời Gian Bảo Hành Dòng Spirit