Bất chấp nhiều biến động kinh tế và địa chính trị, ngành sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ vẫn đạt mức tăng trưởng ổn định trong 6 tháng đầu năm nay. Hầu hết thị trường đều cho thấy sự gia tăng, với màn trở lại đáng chú ý của Trung Quốc cùng Hong Kong.
T
rong quý I và II, kim ngạch xuất khẩu đồng hồ Thụy Sỹ đạt 13,3 tỷ franc, tăng 11,8% so với nửa đầu năm ngoái. Mặc dù hưởng lợi từ động lực tích cực trên thị trường xa xỉ, nhưng ngành cũng chứng kiến nhu cầu đáng kể đối với phân khúc tầm thấp, giá thành dao động trong khoảng 300 ~ 3.000 USD, với sản lượng tăng mạnh.Sức hấp dẫn của đồng hồ Thụy Sỹ không bị ảnh hưởng bởi bối cảnh đầy thách thức về kinh tế hay địa chính trị. Tuy nhiên, về phía sản xuất, các doanh nghiệp tiếp tục đối mặt tình trạng thiếu lao động cũng như khó khăn về nguồn cung. Theo logic, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại ở một số thị trường trong khi tăng mạnh ở những thị trường khác. Theo giới chuyên môn, dự báo 6 tháng cuối năm vẫn khá khả quan và tích cực.
TIỀM NĂNG CỦA ĐỒNG HỒ CƠ KIM LOẠI QUÝ
Xuất khẩu đồng hồ đeo tay đã tăng giá trị lên 12,7 tỷ franc từ tháng 1 đến tháng 6, cao hơn gần 1,4 tỷ franc (+12,0%) so với một năm trước đó. Tổng cộng có 8,2 triệu mặt hàng (+13,9%) xuất ra nước ngoài, so với 7,2 triệu mặt hàng trong nửa đầu năm 2022.
Trong khi đồng hồ cơ (+11,0%) chiếm tỷ trọng cao nhất về giá trị tuyệt đối thì đồng hồ quartz có mức tăng trưởng ổn định đáng kể hơn. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này 18,8% do số mặt hàng tăng tương ứng là 17,9%.
Mặc dù chỉ chiếm 3% số lượng mặt hàng xuất khẩu, nhưng đồng hồ kim loại quý đã đóng góp hơn 1/3 mức tăng trưởng về giá trị (+11,6%). Danh mục vật liệu khác chiếm phần lớn mức tăng về số lượng, với nhiều hơn 965.000 mặt hàng (+67,7%) so với nửa đầu năm 2022.
Những chiếc đồng hồ có giá trên 500 franc (giá xuất khẩu) đã tạo nên điểm nhấn, đạt mức tăng trưởng ổn định (+12,2%) trong giai đoạn 6 tháng đầu năm. Những loại có giá dưới 200 franc ghi nhận mức tăng rõ rệt hơn (+23,2% theo giá trị), nhưng có tác động hạn chế hơn đối với thị trường chung.
SỨC MUA NGOẠN MỤC ĐẾN TỪ TRUNG HOA ĐẠI LỤC CÙNG HONG KONG
Châu Á chứng kiến mức tăng trưởng mạnh nhất (+14,3%) và là ‘điểm đến’ của nửa tổng lượng đồng hồ Thụy Sĩ xuất khẩu. Kế đến, châu Âu (+9,7%) thấp hơn một chút so với mức trung bình toàn cầu và chiếm 30% thị phần. Trong khi đó, châu Mỹ đạt mức tăng rõ rệt (+8,1%), chiếm 19% thị phần.
Động lực tăng mạnh ở châu Á chủ yếu nhờ Trung Quốc (+25,4% so với nửa đầu năm 2022) và Hồng Kông (+28,8%). Sau dỡ bỏ lệnh phong tỏa, thị trường hàng đầu vùng Viễn Đông phục hồi mạnh mẽ, nhờ sự trở lại của đông đảo khách du lịch. Nhật Bản (+5,9%) và Singapore (+9,4%) đạt mức tăng trưởng khá ấn tượng. Tại Trung Đông (+9,6%), các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (+14,0%) và Ả Rập Xê Út (+10,0%) hoạt động gần với mức trung bình toàn cầu. Chỉ có Hàn Quốc (-8,7%) suy giảm, vẫn chịu cảnh thiếu du khách Trung Quốc.
Tỷ lệ tăng trưởng ở Vương quốc Anh (+7,8%) có chút biến động theo đà giảm nhẹ, trong khi Đức (+11,9%), Pháp (+12,6%) và Ý (+17,0%) đạt mức tăng mạnh hơn đáng kể. Đặc biệt, Hoa Kỳ mặc dù xuất hiện dấu hiệu chậm lại (+9,9%) so với hai năm trước, vẫn đóng vai trò thị trường hàng đầu trong hoạt động xuất khẩu đồng hồ Thụy Sỹ.