Cô dâu và chú rể Hy Lạp thường đeo vương miện khi thực hiện nghi lễ dưới sự hướng dẫn của linh mục. Ở quốc gia có 90% dân số theo Chính thống giáo, vương miện giữ vai trò gắn kết vợ chồng, ví như ‘vua’ cùng ‘hoàng hậu’ bình quyền, trong gia đình nhỏ.

C

ũng như nhiều nghi lễ nhà thờ, các truyền thống cùng nghi thức trong lễ cưới Chính thống giáo Hy Lạp hình thành từ thời Cổ đại. Được xem như nét đẹp văn hóa lâu đời, những chiếc vương miện trong đám cưới hiện đại bắt nguồn từ thời cổ đại và đã được nhà thờ Chính thống giáo Hy Lạp giữ gìn.

Những chiếc vương miện trong đám cưới Hy Lạp hiện đại bắt nguồn từ thời cổ đại

Ngược dòng thời gian trở về thời Hy Lạp cổ đại, cô dâu rời ngôi nhà thân yêu trên xe ngựa hoặc xe bò kéo, sau khi kết thúc nghi lễ tắm gội buổi sáng. Lộng lẫy trong trang phục cưới, nàng ngồi giữa chú rể và phù rể (phù rể lái xe ngựa), trong hành trình đến nhà chồng. Ngoài ra, cặp đôi còn đội vương miện kết thành bởi nhiều loại thực vật khác nhau như cành ô liu, lá nho, hoa chanh. Ở các vùng khác của Hy Lạp, vương miện được làm bằng măng tây, theo đức tin rằng loại thực vật vươn lên từ đất cứng hẳn tạo nên sự kết hợp tuyệt vời cho đôi lứa.

Một đám cưới trong nhà thờ Chính thống giáo Hy Lạp

Người ta cũng thường đề cập đến nghi lễ rước dâu. Theo đó, những người tham gia đều đội những chiếc vương miện giống nhau đồng thời mặc trang phục trắng tượng trưng cho mối quan hệ thuần khiết của tân lang và tân nương. Thật thú vị, thời Hy Lạp cổ đại, phụ nữ được phép kết hôn vào khoảng mười lăm tuổi, trong khi nam giới khoảng ba mươi tuổi, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự.

Đến thời Byzantine (thế kỷ 9 – 13), vương miện trở thành biểu tượng của hoàng gia. Theo đó, kết hôn được xem trọng như lễ đăng quang, rồi tồn tại cho đến ngày nay. Bước vào kỷ nguyên hiện đại, vương miện thường được làm bằng bạc hoặc vàng. Chúng là tín vật ràng buộc giữa cô dâu – chú rể, cũng như tượng trưng cho vinh quang, danh dự mà Thượng Đế ban cho cặp đôi tuân giữ các Điều Răn của Ngài. Trong ý nghĩ, cặp đôi nghiễm nhiên được phong làm vua và hoàng hậu của gia đình mới cùng cai trị ‘vương quốc’ nhỏ một cách công bằng, chính trực. Cô dâu, chú rể sẽ nhận đôi vương miện cột chặt vào nhau từ vị linh mục, sau nghi thức đọc kinh cầu nguyện trong ngày cưới kết thúc.

Vương miện là tín vật ràng buộc giữa cô dâu và chú rể, ‘vua’ và ‘hoàng hậu’ của gia đình nhỏ

BẠN SẼ THÍCH

ĐÁ QUÝ

LEMAN JEWELRY
Niềm Kiêu Hãnh Của Trang Sức Việt

ĐÁ QUÝ

VAN CLEEF & ARPELS
Khu Vườn Kỳ Diệu Của Julie Joseph

ĐÁ QUÝ

DILYS’
‘Nhịp Cầu’ Đi Đến Trái Tim Giới Mộ Điệu

ĐÁ QUÝ

GOLDMARK OAKHAM
Thương Hiệu Trang Sức Hoàng Gia

ĐÁ QUÝ

ALEXANDER LAUT
Đắm Say Trong Nghệ Thuật Trang Sức