Khi nhắc đến thương hiệu Audemars Piguet, mọi người thường sẽ nghĩ ngay đến bộ sưu tập Royal Oak biểu tượng với chất liệu bằng thép không gỉ cùng 8 con ốc hình bát giác đặc trưng đã “làm mưa làm gió” trên thị trường chế tác đồng hồ suốt khoảng thời gian kể từ khi ra mắt. Dù cũng đã gặp phải khá nhiều ý kiến trái chiều và phản đối, nhưng những thiết kế của ngài Gerald Genta cũng đã dần nhận được sự công nhận đến từ giới mộ điệu và chuyên gia. Audemars Piguet kỷ niệm sinh nhật lần thứ 30 của Royal Oak Offshore với thiết kế lấy cảm hứng từ phiên bản giới hạn “End of days” 1999

T

hiết kế tiếp nối những di sản của BST Royal Oak, con “mãnh thú” của Audemars Piguet – trích lời của chính ngài Genta, lại có một chặng đường phát triển gian truân hơn nhiều. Bộ sưu tập đang được nhắc tới chính là Royal Oak Offshore – được phát triển bởi nhà thiết kế trẻ tuổi Emmanuel Gueit – cộng sự của bà Jacqueline Dimier tại bộ phận thiết kế của Audemars Piguet.

Emmanuel Gueit và Jacqueline Dimier

Vào những năm 80, khi BST Royal Oak đang được xem là cây sồi đại thụ của Audemars Piguet, thì sự xuất hiện của Royal Oak Offshore như một lời thách thức đanh thép đối với những tiêu chuẩn của một chiếc đồng hồ lúc bấy giờ. Kích thước oversized (ngoại cỡ) 42mm và độ dày 16mm đã biến Royal Oak Offshore thành tâm điểm của sự chú ý tại hội chợ Basel.

Vào thời điểm đó, chiếc Royal Oak lớn nhất dành cho nam chỉ có đường kính 36mm và dày 7.7mm (Model 14700). Vì vậy, việc tăng kích thước Royal Oak Offshore lên 42mm là một quyết định vô cùng táo bạo, chưa kể đến mức giá 16.600 CHF, gấp đôi so với một chiếc Royal Oak 14790 bằng thép.

1993. Royal Oak Offshore 25721, No. 32.

Mặc dù những thành công về mặt thương mại không đến ngay với Royal Oak Offshore (doanh thu khá khiêm tốn so với BST Royal Oak trong 3 năm đầu tiên), tuy nhiên quyết định mang tính chất tiên phong của Audemars Piguet đã dần thay đổi nhận thức và cách nhìn nhận của giới mộ điệu về một chiếc đồng hồ oversized, từ đó mở đường cho những “trái ngọt” sau này.

Trong khi chỉ có 1.339 chiếc (không bao gồm các mẫu dành cho nữ) được bán vào năm 2000, thì mười năm sau, 14.011 chiếc đồng hồ đã được bán ra, một con số vượt xa đáng kể so với Royal Oak (8.081 chiếc).

Ảnh hưởng của Royal Oak Offshore mạnh đến mức kích thước trung bình của đồng hồ nói chung trong ngành tăng lên đáng kể trên thị trường. Ngay cả trong chính Audemars Piguet, bộ sưu tập Royal Oak cốt lõi cũng bắt đầu phát triển về kích thước. Năm 2003, Model 14790 (36mm) lần lượt nhường chỗ cho Model 15300 (39mm) và Model 15400 (41mm) vào năm 2012.

LAN TỎA SỨC ẢNH HƯỞNG ĐẾN LĨNH VỰC ĐIỆN ẢNH

Không dừng lại ở việc định hình thị trường chế tác đồng hồ lúc bấy giờ, Royal Oak Offshore còn tạo một liên kết đặc biệt với các lĩnh vực nổi bật khác ngoài Haute Horology, chẳng hạn như thế giới thể thao, âm nhạc và giải trí.

Tài tử điện ảnh người Mỹ Arnold Schwarzenegger và Audemars Piguet đã tìm thấy nhau, từ đó giới thiệu với công chúng phiên bản đặc biệt của BST Royal Oak Offshore (số hiệu 25770SN) vào năm 1999 được đeo trong bộ phim End of Days của nam diễn viên. Sự kết hợp này đã đạt được thành công ngay lập tức, đưa bộ sưu tập Offshore trở thành tâm điểm của sự chú ý, không chỉ của những nhà sưu tầm đồng hồ mà còn đến từ chuyên gia điện ảnh.

Một mẫu quảng cáo của Royal Oak Offshore End of Days
Phiên bản Royal Oak Offshore End of Days 1999

Để kỷ niệm 30 năm ra mắt của Royal Oak Offshore, thương hiệu Audemars Piguet đã tri ân một trong những thiết kế bước ngoặt của bộ sưu tập khi phát triển một phiên bản Royal Oak Offshore Selfwinding lấy cảm hứng từ chính người tiền nhiệm vào năm 1999.

Vào năm 1999, sự hợp tác cùng Arnold Schwarzenegger với Royal Oak Offshore End of Days đã lần đầu tiên đưa bộ sưu tập lên bản đồ của thế giới và tiếp cận với công chúng rộng rãi hơn. Đối với sinh nhật lần thứ 30 của Offshore, vinh danh chiếc đồng hồ này là một điều hiển nhiên. – François-Henry Bennahmias, CEO Audemars Piguet.

KHI CON “MÃNH THÚ” KHOÁC LÊN MÌNH BỘ LÔNG ĐEN TUYỀN CỦA CERAMIC

Kể từ khi ra mắt, bộ sưu tập Royal Oak Offshore đã có cho mình nhiều phiên bản với các vật liệu khác nhau, chẳng hạn như titanium hoặc carbon. Ngoài thép hoặc vàng, những vật liệu tiên phong trên mang đến sự cân bằng hoàn hảo giữa cải tiến kỹ thuật và thiết kế, giữa tinh xảo và yếu tố bền bỉ.

Được làm hoàn toàn bằng chất liệu Ceramic đen, kết hợp những chi tiết bằng titanium chẳng hạn như đinh tán, phần khung sau và tám con ốc hình bát giác bằng thép được cố định ở phần vỏ đồng hồ, Royal Oak Offshore Selfwinding Chronograph mang lại cảm giác nhẹ nhàng và thoải mái, mặc cho kích thước 43mm khá hào phóng của nó (tổng trọng lượng chỉ 103 gram).

Royal Oak Offshore Selfwinding Chronograph End of Days

Ceramic – một vật liệu cực kỳ cứng và khó chế tác đã được các nghệ nhân của Audemars Piguet hoàn thiện một cách tỉ mỉ để tôn lên sắc thái và các đường nét phức tạp của một bộ vỏ Royal Oak Offshore, đồng thời vẫn đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng cao của thương hiệu. Mặc dù thành phần chính xác của chất liệu Ceramic dùng cho các tạo tác của Audemars Piguet vẫn là một ẩn số được giữ kín, nhưng một phần của nó được làm từ bột oxit zirconium kết hợp với một chất kết dính. Phần màu hoàn chỉnh chỉ xuất hiện khi vật liệu được nung ở nhiệt độ trên 1,000oC. Với một vật liệu có độ cứng lớn như Ceramic, đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ tuyệt đối của các nghệ nhân để tạo ra một hợp chất không chỉ chống trầy xước mà còn có màu đen đậm không phai theo thời gian.

Để gợi nhớ lại sắc đen vàng đặc trưng của phiên bản End of Days nguyên bản năm 1999, thiết kế mới có mặt số màu đen được trang trí bằng hoa văn Mega Tapisserie thế hệ mới, đồng thời được chiếu sáng bằng các điểm nhấn màu vàng trên thang đo tốc độ tachymeter cũng như trên các vạch chỉ giờ. Ngoài ra, phần kim đồng hồ còn được phủ một lớp phát quang màu vàng. Logo “AP” bằng vàng được đặt ở vị trí 12 giờ.

Phiên bản Royal Oak Offshore Selfwinding Chronograph End of Days đi kèm cùng dây da bê đen được tô điểm bởi các đường chỉ khâu màu vàng. Ngoài ra, với hệ thống thay dây nhanh được tích hợp, chủ sở hữu có thể dễ dàng thay đổi dây đeo của mình sang phiên bản da bê màu vàng với đường chỉ khâu màu đen.

BỘ MÁY CHRONOGRAPH TIÊN TIẾN ĐƯỢC TÍCH HỢP

Phiên bản Royal Oak Offshore Selfwinding Chronograph End of Days được trang bị bộ máy chronograph tích hợp mới nhất – Calibre 4401, sở hữu chi tiết bánh răng cột và chức năng Flyback, cho phép đặt lại chức năng bấm giờ mà không cần phải bấm nút dừng lại.

Bánh răng cột có một hợp ly dọc được thiết kế để tạo sự trơn tru khi có áp lực lên từng chi tiết đẩy. Khi chức năng chronograph bắt đầu hoặc dừng, các kim ngay lập tức di chuyển mà không có bất kỳ độ trễ nào. Cơ chế thiết lập lại được cấp bằng sáng chế cũng đảm bảo rằng mỗi kim chronograph ngay lập tức trở về vị trí ban đầu của nó.

Các nhà sưu tầm có thể chiêm ngưỡng con lắc dao động thông qua phần mặt sau bằng sapphire trong suốt của chiếc đồng hồ. Được chế tác bằng chất liệu vàng hồng 22 cara, bộ phận đã được nhuộm màu bằng quy trình NAC để tạo thành màu xám antraxit. Các chi tiết tinh xảo khác của bộ máy cũng được thể hiện bao gồm Côtes de Genève, chải xước, hoàn thiện sa tanh dạng tròn và các góc vát được đánh bóng. Cuối cùng, mặt sau của bộ vỏ còn được khắc dòng chữ “Limited Edition of 500 Pieces” (Phiên bản giới hạn 500 chiếc).

BẠN SẼ THÍCH

ĐỒNG HỒ NỮ

AUDEMARS PIGUET
Royal Oak Concept Flying Tourbillon “Tamara Ralph” Limited Edition

XU HƯỚNG

BOVET 1822
Récital 28 “Prowess” 1

ĐỒNG HỒ NAM

ARNOLD & SON
Longitude Titanium

ĐỒNG HỒ NAM

HYT
T1 SERIES Collection

ĐỒNG HỒ NAM

ARTYA
Purity Stairway to Heaven