Thế giới đấu giá đồng hồ đang trở nên sôi động bất chấp những tác động tiêu cực của nền kinh tế, đồng nghĩa với tình yêu mà các nhà sưu tầm dành cho các tuyệt tác cơ học nhỏ bé này vượt lên trên hết thảy nỗi sợ về khủng hoảng và khó khăn. Bước chân vào nhà đấu giá chính là cách tuyệt vời để bạn quan sát toàn cảnh ngành công nghiệp đồng hồ, tìm kiếm cho mình một vật phẩm xứng đáng đưa vào bộ sưu tập riêng hay chốt một món hàng đầu tư tiềm năng sinh lợi cao. Còn nếu chưa có dịp tham gia vào cuộc chơi công phu này, hãy cùng chùng tôi tìm hiểu một số bí mật thú vị xoay quanh nền tảng bán đồng hồ xa xỉ đặc biệt này.

D

ường như thị trường đấu giá đồng hồ đang bước vào thời kỳ bong bóng, khi mà các nhà đấu giá lớn tập trung rất nhiều vào mảng này và nhiều nhà đấu giá nhỏ cũng mọc lên liên tục với tham vọng trở thành miền đất hứa của các tay chơi đồng hồ đến từ khắp nơi trên thế giới. Nhưng liệu rằng đây có phải là một hành trình bền vững? Nhiều sự kiện trong phiên đấu giá này chỉ mang đến cho công chúng một vài lô nổi bật, số còn lại là những vật phẩm khá bình thường và giá trị thấp. Dẫu sao, một chiếc đồng hồ có mức giá cao và hiếm có thường không xuất hiện nhiều, và không phải chiếc đồng hồ nào được đưa ra đấu giá cũng có thể sánh ngang Patek Philippe Supercomplication (24.000.000 USD).

NGUỒN GỐC CỦA ĐỒNG HỒ ĐÔI KHI KHÔNG ĐƯỢC ĐẢM BẢO

Không có gì đáng ngạc nhiên khi một chiếc đồng hồ của người nổi tiếng sẽ đạt được mức giá cao khi đấu giá. Trong cuốn sách “Những chiếc đồng hồ đắt nhất thế giới”, tác giả có đề cập đến đồng hồ đeo tay Longines thuộc sở hữu của Albert Einstein đã được bán đấu giá vài trăm nghìn USD, trong khi một phiên bản tương tự của người bình thường sẽ có giá trị thấp hơn đáng kể. Vì vậy, câu chuyện về người sở hữu đồng hồ, trong nhiều trường hợp, sẽ có giá trị hơn rất nhiều so với chính chiếc đồng hồ đó. Biết được điều này, các nhà đấu giá thường cố gắng kết nối vật phẩm với một danh nhân, địa điểm hoặc sự kiện quan trọng. Vấn đề là trong một số trường hợp, thông tin họ cung cấp là không chính xác. Các tuyên bố về quyền sở hữu hoặc xuất xứ của đồng hồ phải được chứng minh qua nhiều loại tài liệu khác nhau như biên lai, thư từ, hình ảnh… Việc kiểm tra chặt chẽ các bằng chứng này là một bước thật sự quan trọng để truyền tải đầy đủ và chính xác câu chuyện, bởi vì trong một số ít trường hợp xấu nhất, nhà đấu giá đã lừa dối người mua trắng trợn.

CHIẾN LƯỢC QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH ĐỈNH CAO

Các nhà đấu giá thành công nhất trên thế giới như Christie’s và Sotheby’s thường xuyên đưa ra những danh mục đẹp mắt với hình ảnh và mô tả xa hoa về những chiếc đồng hồ mà họ định bán. Họ là những chuyên gia về cách thức trình bày hàng hóa. Bản thân các cuộc đấu giá đồng hồ thường là những sự kiện mua bán chính thức với sự tham gia của các VIP và giới truyền thông, và nhà đấu giá cũng không tiếc kinh phí chi ra cho rất nhiều phương tiện truyền thông nhằm mục tiêu quảng bá và quảng cáo doanh số bán hàng. Đây hoàn toàn là hoạt động kinh doanh hợp lý và là thứ giúp thông báo một cách hợp pháp cho những người quan tâm về các sự kiện đấu giá sắp tới của họ. Đây cũng là một phần quan trọng trong kỹ thuật bán hàng và được thiết kế sao cho giúp mọi người cảm thấy hào hứng, ngay cả đối với những người tham gia trực tiếp hoặc những ai chỉ quan tâm đến kết quả.

HÃY CẨN THẬN VỚI NHỮNG KHOẢN PHÍ

Người bán khi tham gia quá trình đấu giá nên biết rằng có thể nhà đấu giá sẽ lấy 10-20% giá trị bán ra cuối cùng làm phí. Có rất nhiều lý do chính đáng cho việc này và quyết định bán một thứ gì đó bằng cách sử dụng nhà đấu giá thường dựa trên quan điểm rằng mặc dù phải trả phí nhưng nhà đấu giá đã giúp họ kiếm được nhiều tiền hơn là tự mình làm việc đó. Tuy nhiên, hầu hết các nhà đấu giá cũng thu phí của người mua (được gọi là “phí bảo hiểm của người mua”) – và những khoản phí này có thể gây ra sự khó hiểu. Các nhà đấu giá thường tính phí bảo hiểm của người mua cao hơn phí của người bán. Các khoản phí và phí bảo hiểm này hầu hết luôn được tính bằng một tỷ lệ phần trăm trên tổng giá trị và có xu hướng tăng giảm bất thường. Vì vậy, trong khi các nhà đấu giá kiếm được 10-20% tổng số tiền được trao cho người mua trong một cuộc bán hàng thành công, họ thường tính phí từ 10% đến đôi khi trên 30% như phí bảo hiểm của người mua so với giá gõ búa cuối cùng. Khoản phí bảo hiểm đó được tính sau giá bán cuối cùng được đưa ra và không phải là một phần số tiền người bán nhận được. Do đó, bạn có thể hiểu tại sao các nhà đấu giá lại rất hào hứng khi không chỉ yêu cầu người bán chi hoa hồng các mặt hàng mà còn thu hút thật nhiều người mua tham gia cuộc chiến đấu giá nảy lửa.

CÁC THƯƠNG HIỆU ĐỒNG HỒ THƯỜNG CỐ GẮNG MUA LẠI ĐỒNG HỒ CỦA CHÍNH MÌNH

Một vài thương hiệu đồng hồ sẽ tham gia đấu giá công khai một chiếc đồng hồ mang tính lịch sử của chính mình. Ví dụ, Breguet thường cố gắng mua những chiếc đồng hồ mang tính biểu tượng và đồng hồ đeo tay do chính họ sản xuất, với nhiều chiếc trong số này đã hơn 200 năm tuổi. Nhiều hãng khác cũng đang cố gắng “đòi lại” một phần lịch sử của mình cho mục tiêu bảo tồn và nghiên cứu, cũng như trưng bày chúng trong nhiều cuộc triển lãm riêng. Tất nhiên, những thương hiệu này không phải lúc nào cũng có ngân sách dồi dào để cạnh tranh được với các tay chơi đồng hồ chuyên nghiệp. Ở một góc khuất khác, một vài hãng cũng bí mật tham gia đấu giá (thông qua một cá nhân được ủy quyền) đồng hồ của chính họ nhằm thao túng phiên đấu giá và chứng tỏ rằng sản phẩm của họ đang rất được khao khát trên thị trường.

NHỮNG CHIẾC ĐỒNG HỒ TRIỆU ĐÔ KHÔNG NHIỀU NHƯ BẠN TƯỞNG

Patek Philippe có lẽ là một trong những cái tên thành công nhất khi nói đến các thương hiệu đồng hồ đắt hàng trong các cuộc đấu giá. Nhà chế tác này sở hữu nhiều “đồng hồ triệu đô” hơn, dựa trên lịch sử sản xuất lâu dài cũng như những mẫu đồng hồ độc quyền phức tạp. Tuy nhiên, phần lớn đồng hồ Patek Philippe mang ra đấu giá sẽ có giá tương đối hợp lý, và chỉ một số ít có thể khiến mọi người ngạc nhiên với mức giá cực cao.

GIÁ TRỊ ĐỒNG HỒ ĐANG BỊ THỔI PHỒNG

Các nhà đấu giá, với mục tiêu mục tối đa hóa lợi nhuận, thường gắn những mỹ từ như “hiếm có”, “tuyệt vời”, “xuất sắc”, “quan trọng”, “xứng đáng sưu tầm”, v.v… Điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Tất nhiên, đôi khi các nhà đấu giá đồng hồ cũng bị ảnh hưởng bởi xu hướng do các nhóm nhà sưu tập nhỏ hơn quan tâm đến các sản phẩm cụ thể đặt ra. Chỉ cần một vài nhà sưu tập quan tâm đến các sản phẩm cụ thể có thể thay đổi hoàn toàn thị trường, vì một số mẫu như vậy rất hiếm và thị trường dường như luôn nhìn chằm chằm vào sở thích của nhóm nhà sưu tập này. Điều đó có nghĩa là giá trị của một số đồng hồ nhất định có thể tăng lên vài trăm phần trăm trong một khoảng thời gian ngắn và sự gia tăng giá trị đó không liên quan gì đến giá trị thực tế vốn có của chúng.

BẠN SẼ THÍCH

COMPLICATIONS

CUERVO Y SOBRINOS
Historiador Cronógrafo Estoril

COMPLICATIONS

H. MOSER & CIE.
Pioneer Retrograde Seconds

COMPLICATIONS

CHRISTIAAN VAN DER KLAAUW
CVDK Grand Planetarium Eccentric Manufacture

Métiers d'Art

CZAPEK
Artists & Artisans – Pièce N°1

Métiers d'Art

SPEAKE MARIN
Promenade à New York