Thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ Audemars Piguet hợp tác với ca sĩ, nghệ sĩ guitar, nhà sưu tầm đồng hồ và là người bạn lâu năm của thương hiệu John Mayer để tạo nên phiên bản Perpetual Calendar cuối cùng được trang bị bộ chuyển động tự lên cót Calibre 5134. Nhân dịp đặc biệt này, John Mayer đã cùng các nghệ nhân lên ý tưởng và phát triển một chiếc đồng hồ đặc biệt kết hợp giữa nét thẩm mỹ của Royal Oak và sự phức tạp tinh tế của lịch vạn niên. Và thành quả là một phiên bản thanh lịch bằng chất liệu vàng trắng 18 carat, được tô điểm bằng mặt số màu xanh đậm, trong đó mọi chi tiết đều đồng điệu để tạo nên khung cảnh liên tưởng đến bầu trời pha lê (Crystal Sky).
SỰ HÒA HỢP VĨ ĐẠI GIỮA LỊCH SỬ VÀ VĨNH HẰNG
S
ự hợp tác của Audemars Piguet với chủ nhân của bảy giải GRAMMY® và đồng thời là nhà sưu tập đồng hồ, John Mayer tiếp tục khẳng định hướng đi đúng đắn của thương hiệu sau nhiều cuộc hội ngộ thú vị với các cá nhân tài năng và sáng tạo của nhiều lĩnh vực khác nhau, để tạo ra những kiệt tác cơ khí đặc biệt phức tạp. Là người bạn lâu năm của thương hiệu, John Mayer đã cố vấn về tính thẩm mỹ và chính xác cho thiết kế mới nhất của phiên bản Royal Oak Perpetual Calendar dưới góc nhìn của một nhà sưu tầm.John đã đề xuất một thiết kế hiện đại làm nổi bật sự liền mạch của dòng chảy thời gian và độ phức tạp của cơ chế lịch vạn niên, đồng thời tôn vinh ngôn ngữ thiết kế nổi bật của Royal Oak. Với chủ đề liên quan đến vũ trụ, Royal Oak Perpetual Calendar “John Mayer” đã đưa bộ máy Calibre 5134 vào sử sách và mở ra những chân trời phát triển mới cho bộ sưu tập Royal Oak.
John Mayer đã hợp tác chặt chẽ với các bộ phận liên quan của thương hiệu để thiết kế mặt số “Crystal Sky” đẹp như tranh, với kết cấu và chiều sâu đủ để tôn vinh bộ chuyển động phức tạp đã định hình vũ trụ của Audemars Piguet kể từ những ngày đầu thành lập. Từng chi tiết hòa quyện hài hòa với nhau, từ mặt số bằng đồng cùng hoa văn lấp lánh cho đến phần họa tiết chạm nổi sắc nét tựa pha lê đã biến Royal Oak Perpetual Calendar “John Mayer” thành một tác phẩm nghệ thuật đương đại. Để đạt được mức độ chi tiết và tinh xảo như vậy phải thông qua quá trình lắng đọng kim loại gọi là Electroforming.
“Tôi yêu thích những chiếc đồng hồ có phần mặt số thu hút và bắt mắt. Một mặt số tuyệt vời sẽ giống như một chiếc cửa sổ đưa chúng ta đến gần hơn với khung cảnh huyền ảo bên trong. Đối với phiên bản Royal Oak này, khung cảnh mà tôi muốn mang đến là bầu trời đầy sao tượng trưng cho sự vĩnh hằng. Yếu tố trên lại càng được tôn vinh bởi cơ chế lịch vạn niên trứ danh của Audemars Piguet, một sự giao thoa tuyệt vời.” – John Mayer, Ca sĩ, nhạc sĩ và nghệ sĩ ghi-ta người Mỹ
“Tình yêu của John đối với những chiếc đồng hồ phức tạp, kết hợp với sự sáng tạo của anh đã biến lần hợp tác này thành một phiên bản đồng hồ hết sức thú vị. John đã đặt rất nhiều tâm huyết để thiết kế các chi tiết phức tạp của mặt số, để mỗi lần chúng ta đeo lên tay sẽ là một trải nghiệm khám phá khác biệt.” – Ilaria Resta Giám đốc điều hành của Audemars Piguet
Đối với phiên bản giới hạn này, một họa tiết mới màu xanh lam đậm đã được tạo nên bằng cách sử dụng Phương pháp lắng đọng hơi vật lý (PVD), một kỹ thuật giúp duy trì và nâng cao chiều sâu cho hoa văn, đồng thời tối ưu hóa hiệu ứng ánh sáng. Mặt đồng hồ có họa tiết được tô điểm bởi các mặt số phụ có màu PVD xanh phù hợp để hiển thị thứ ở vị trí 9 giờ, tháng và năm nhuận ở vị trí 12 giờ và ngày ở vị trí 3 giờ. Để mang lại độ tương phản trực quan, các thông tin chỉ báo đều có màu trắng so với màu xanh của mặt số. Tương tự, các vạch chỉ giờ và kim bằng vàng trắng 18 cara đều được phủ một lớp phát quang khiến việc hiển thị thời gian dễ dàng hơn trong điều kiện thiếu ánh sáng.
Bên cạnh đó, John Mayer cũng đã mang đến những sửa đổi tinh tế cho cơ chế lịch vạn niên mà chỉ có nhận ra nếu quan sát đủ chi tiết. Mặc dù số 31 trên mặt số phụ ngày thường có màu đỏ trên các mẫu Royal Oak lịch vạn niên khác, nhưng ở phiên bản này lại có màu trắng cùng kích thước nhỏ hơn để phân biệt với số “1” liền kề.
Chỉ báo lịch tuần trăng được khắc laser ở vị trí 6 giờ trên nền đá aventurine huyền ảo hoàn thiện thiết kế tổng thể của mặt số. Lần đầu tiên, dòng chữ “Swiss Made” nằm ở vị trí dưới cùng của mặt số lịch tuần trăng thay vì ở bên ngoài mặt số – một sự thay đổi tuy nhỏ nhưng rất tinh tế.
Phiên bản Royal Oak Perpetual Calendar sở hữu bộ vỏ bằng vàng trắng 18 carat, cùng với phần dây đeo được hoàn thiện một cách tỉ mỉ xen kẽ giữa kỹ nghệ chải satin và vát bóng của thương hiệu. Các đường vát được đánh bóng trên bezel cùng những mối liên kết dây đeo giúp tăng cường hiệu ứng ánh sáng trên cấu trúc đa diện của Royal Oak. Cuối cùng, phần khung bằng vàng trắng ở phía mặt sau của chiếc đồng hồ được khắc dòng chữ “Royal Oak Quantieme Perpetuel” và “Limited Edition of 200 Pieces.”
SỰ TRI ÂN ĐỐI VỚI BỘ CHUYỂN ĐỘNG MANG TÍNH LỊCH SỬ
Audemars Piguet luôn cam kết phát triển các bộ chuyển động của thương hiệu, kết hợp giữa kỹ nghệ truyền thống và các cải tiến của thời đại. Vì vậy, chiếc Royal Oak Perpetual Calendar “John Mayer” sẽ là phiên bản cuối cùng được trang bị bộ chuyển động Calibre 5134 tự lên cót, khép lại trang sử huy hoàn của di sản từ năm 1978.
Ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng quartz, Audemars Piguet đã cho ra đời chiếc đồng hồ đeo tay có lịch vạn niên tự lên dây mỏng nhất lúc bấy giờ được trang bị bộ máy Calibre 2120/2800. Được nghiên cứu và chế tạo bởi ba nghệ nhân đồng hồ xuất sắc, bộ chuyển động mang tính đột phá này đã đạt được độ mỏng tuyệt vời (3.95mm) bằng cách sử dụng Calibre 2120 siêu mỏng (2,45mm) ra mắt vào năm 1967 làm nền tảng. Trong 18 năm tiếp theo, hơn 7.000 bộ máy đã được sản xuất, mở ra một kỷ nguyên tăng trưởng mới cho Audemars Piguet và mở đường cho sự hồi sinh của các chức năng cổ điển khác, bao gồm đồng hồ bấm giờ lộ cơ (1980), đồng hồ tourbillon tự lên cót (1986), minute repeater (1992) và Grande Complication (1996).