Vật liệu chế tác đồng hồ trở thành một trong những yếu tố chủ đạo để cấu tạo nên độ bền và thẩm mỹ của sản phẩm. Không những thế, thành phần chế tác càng cao cấp và đắt tiền thì sẽ càng làm tăng giá trị của chiếc đồng hồ lên gấp nhiều lần. Ngày nay, có nhiều loại vật liệu mới được phát triển và cải tiến, mang đến những ưu điểm cực kỳ hoàn hảo cho sự trường tồn của một cỗ máy thời gian.
S
au khi khám phá gần như mọi ngóc ngách, các nghệ nhân chế tác đã dần chuyển sang sử dụng những nguyên vật liệu mới. Với việc vàng, bạch kim và thép thông thường không còn đủ để đáp ứng nhu cầu sáng tạo. Nhà sản xuất hướng sự chú ý đến việc thay đổi và nghiên cứu phát triển các thành phần công nghệ cao. Cải tiến mới mẻ đầu tiên đến vào năm 1972 với sự chiếc đồng hồ thể thao cao cấp đầu tiên của thương hiệu Royal Oak được chế tác bằng thép đặc biệt và thu hút sự chú ý của đông đảo giới mộ điệu lúc bấy giờ.Trong khi đó, Rado là một trong những hãng đồng hồ tiên phong trong việc khám phá ra các nguyên vật liệu mới. Ngay từ năm 1962, thương hiệu này đã bắt đầu bán các sản phẩm chống trầy xước đầu tiên trên thế giới. Chiếc DiaStar 1 của họ được chế tạo bằng kim loại cứng hình thành nhờ việc đúc và nén ở áp suất 1000 bar, sau đó nung trong lò với nhiệt độ 1450°. Rado cũng giới thiệu về khái niệm tinh thể sapphire cho ngành công nghiệp đồng hồ. Vào năm 1990, hãng đã cho ra mắt chiếc đồng hồ Ceramica được chế tác từ sappire và kết hợp với gốm công nghệ cao. Lần lượt các thương hiệu như Royal Oak cũng đã ứng dụng gốm sứ vào quá trình chế tác và tạo ra hàng loạt sản phẩm mới lạ.
Nhưng “người dẫn đầu” thực sự trong lĩnh vực khai phá vật liệu mới thời hiện đại ngày nay chính là Richard Mille. Hãng đã phát triển và ứng dụng nhiều loại nguyên liệu đặc biệt hiện đại bao gồm hợp kim, sợi carbon, titanium hay silicon. Các sản phẩm của họ cho thấy sự bùng nổ đáng kinh ngạc về mặt thẩm mỹ và chất lượng, đồng thời nổi bật với nhiều tính năng hàng đầu như mỏng nhẹ, bền bỉ và hạn chế trầy xước. Với xu hướng hiện nay, nhiều nhà sản xuất đầu tư mạnh mẽ hơn vào việc xây dựng các trung tâm nghiên cứu vật liệu riêng và thường xuyên tuyển dụng người tài. Ví dụ, tại EPFL hoặc CSEM, đội ngũ các nhà nghiên cứu trẻ luôn thể hiện tài năng và cống hiến hết mình, với mong muốn phát minh ra những điều mới mẻ. Loại vàng chống trầy xước hiện đại mang tên “Biverian” của Magic Gold là một sản phẩm của quá trình nghiên cứu chuyên sâu từ Giáo sư Mortensen ở Thụy Sỹ.
Ngày nay, các thương hiệu nổi tiếng như Patek Philippe, Rolex, Tập đoàn Swatch và Richemont đều đang tiếp tục dày công phát triển những vật liệu mới và tiên tiến nhất, nhằm mang đến sự thay đổi cho ngành chế tác đồng hồ cao cấp trong tương lai.
Phiên bản đặc biệt này được chế tác theo số lượng ít ỏi 30 chiếc và chỉ có thể được tìm thấy tại Chronopassion ở Paris, Pháp.