Kể từ khi thành lập vào năm 1775, Vacheron Constantin khẳng định bản sắc riêng với những chiếc đồng hồ mà ở đó nhận thức về cái đẹp thể hiện qua thuật mổ xẻ tiết lộ nét thẩm mỹ chỉ hài hòa với sự sắp xếp kỹ thuật hoàn hảo. Liên kết không thể tách rời tạo nên đặc trưng nhất quán đó được tái diễn giải bởi triển lãm 12 chiếc đồng hồ tuyển chọn thuộc bộ sưu tập riêng mang tên “The Anatomy of Beauty®” kéo dài từ 08/08 đến 23/10, tại Shanghai Nanjing West Road Boutique.
C
hâu Âu thế kỷ 19 là thời kỳ thịnh vượng của ngành sản xuất đồng hồ. Những chiếc đồng hồ hàng hải do đội ngũ nghệ nhân đồng hồ bậc thầy khai sinh được các hoàng gia khác nhau “chứng thực” đã trở thành công cụ không thể thiếu trong công cuộc chinh phục biển khơi. Các cơ chế tích hợp complication đến từ tháp chuông bố trí vào vỏ đủ nhỏ để nhét vừa túi áo gilê. Độ chính xác thuộc về chúng càng cải thiện khi luyện kim được tinh chế và các loại bộ thoát mới xuất hiện. Tuy nhiên, vô vàn tiến bộ kỹ thuật như vậy không thể nắm bắt được trọn vẹn nếu công chúng không thể đánh giá và hơn hết là mong muốn sở hữu những sáng tạo hoàn hảo nhất.Trong khi các vương triều châu Âu tiếp tục là khách hàng quen thuộc của các nhà chế tác bậc thầy vĩ đại, thì tiến trình phát triển ngành công nghiệp đã chứng kiến sự xuất hiện của một tầng lớp tư sản mới, những người mà việc làm chủ thời gian là vô cùng quan trọng. Họ lưu tâm không chỉ tiến bộ kỹ thuật mà còn nét đẹp thẩm mỹ. Vacheron Constantin đã có thể thu hút đối tượng khách hàng mới bao gồm cả nam lẫn nữ, thể hiện nỗi khao khát nhiệt thành đối với nghệ thuật trang trí, cách đeo đồng hồ mới mẻ.
Sự khẳng định thị hiếu và khát vọng mới này được đặc trưng bởi mong muốn phá vỡ chuỗi quy tắc thẩm mỹ đang thịnh hành. Thời điểm đó, những tạo vật chế tác tinh xảo được mô tả như một “sự sang trọng kín đáo” nghiêm ngặt mà tầng lớp quý tộc mong muốn. Từ những năm 1820 trở đi, hình thức giải phóng đã trở nên rõ ràng thông qua sự xuất hiện của chủ nghĩa chiết trung, tác động nhiều đến nghệ thuật trang trí, kiến trúc cũng như sản xuất đồng hồ. Các quy ước đã bị đảo lộn bởi muôn vàn nguồn cảm hứng mới hồi sinh những hình dạng thời quá khứ hoặc làm nổi bật nền văn hóa phương Đông, và đôi khi kết hợp những cách tiếp cận này. Tư duy thẩm mỹ mới thể hiện những giấc mơ về chủ nghĩa kỳ lạ cùng hoài niệm về thời Phục hưng hoặc Cổ đại, vốn đã làm nảy sinh các tiêu chuẩn cổ điển về cái đẹp. Đối với Vacheron Constantin, đây cũng là cơ hội để khẳng định chuyên môn kỹ thuật trong sáng tạo những chiếc đồng hồ trang hoàng lộng lẫy.
Thế kỷ 20 đã chứng kiến sự biến động lớn trong ngành sản xuất đồng hồ. Tự tin xuất hiện trên cổ tay phụ nữ như vật phẩm trang sức, đồng hồ đeo tay dần thay thế các mẫu đồng hồ bỏ túi để trở nên phổ biến và dân chủ hóa như công cụ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.
Nói cách khác, bằng cách trở nên hiển thị công khai với tất cả mọi người, thậm chí là phô trương rõ ràng, đồng hồ được trao sứ mệnh mang lại cảm xúc mới như một lĩnh vực thể hiện sáng tạo. Vốn đã nổi tiếng về chất lượng hoàn hảo bất kể thiết kế đơn giản hay phức tạp, Vacheron Constantin khởi xướng truyền thống đổi mới liên tục trong kiến trúc của những chiếc đồng hồ có hình dạng đặc biệt cũng như cách trang trí chúng. Tay nghề thủ công đỉnh cao bao gồm các kỹ thuật guilloché, tráng men, vẽ tranh tiểu họa, nạm đá, sơn mài… kế thừa từ quá khứ đồng thời không ngừng được làm giàu, cũng như chuyên môn kỹ thuật hoàn hảo nhất trong lĩnh vực sản xuất đồng hồ cơ, tạo nên bản chất Maison. Đó chính là cảm tưởng về cái đẹp mà Vacheron Constantin muốn nhấn mạnh thông qua triển lãm 12 chiếc đồng hồ chọn lọc tôn vinh mối liên minh giữa nghệ thuật trang trí và kỹ thuật chế tác, minh chứng nỗ lực duy trì cũng như đổi mới tầm nhìn nghệ thuật kể từ buổi ban đầu.
Tất cả các thành phần của đồng hồ Vacheron Constantin đều được hưởng lợi từ sự chú ý đặc biệt, ngay cả những thành phần không thể nhìn thấy sau khi bộ máy đã được lắp ráp. Một đôi mắt tinh tường sẽ chú ý đến tác phẩm guilloché tinh xảo trên mặt số hoặc đường phút nạm đá quý; nhận ra các đường viền biểu tượng chữ thập Maltese trên mắt xích vòng đeo; phát hiện con vít nhỏ nhuộm xanh cũng như hiển thị giây trên lồng tourbillon và búa điểm chuông đánh bóng; đánh giá cao sự khéo léo của các nghệ nhân khi vát đĩa hoặc vạt tròn cầu… Tại Vacheron Constantin, quan tâm đến từng chi tiết là cơ sở để giải phẫu vẻ đẹp, mặc kệ tác động bên ngoài ra sao.
ĐỒNG HỒ BỎ TÚI VÀNG TRÁNG MEN – 1826
Chiếc đồng hồ bỏ túi bằng vàng vàng đầu thế kỷ 19 này kết hợp một số kỹ năng để trở thành tạo vật quý giá riêng dành nữ giới. Vỏ gia công tinh tế bằng kỹ thuật trang trí dập nổi của thợ khắc thông qua sử dụng dao scorper. Vàng ròng được làm rỗng, để lộ các đường vân giũa nhẵn rồi sau đó đánh bóng để tạo ra các bề mặt sáng bóng và mờ xen kẽ. Mỗi họa tiết được tráng men Grand Feu trong hai màu trắng và đen tinh tế.
ĐỒNG HỒ BỎ TÚI VÀNG VÀNG HAI MẶT – 1884
Vào thế kỷ 19, Vacheron Constantin là một trong số ít Maison có xưởng sản xuất đặc biệt dành riêng những chiếc đồng hồ bỏ túi phức tạp, thường mất nhiều năm chế tạo. Chiếc đồng hồ tích hợp lịch vạn niên 48 tháng và tuần trăng trên hai mặt này là một ví dụ tuyệt vời, với bộ máy phức tạp được che giấu bởi sự đơn giản rõ ràng của mặt số tráng men. Khi phiến phủ vỏ sau nâng lên, chiếc đồng hồ bỏ túi, chiến thắng Giải Nhất hạng mục Chronometry Geneva Observatory Competition 1884, để lộ lịch vạn niên ba ở mặt sau, được làm nổi bật bởi mặt số tráng men Grand Feu màu trắng tuyệt đẹp.
ĐỒNG HỒ BỎ TÚI TRÒN VÀNG TRẮNG TRÁNG MEN, MẶT SAU PHA LÊ – 1926
Trong những năm 1920, hiển thị thời gian đánh dấu một “bước ngoặt”, trong đó kỹ thuật chế tác đồng hồ tạo sức hấp dẫn như các yếu tố bên ngoài. Phản ánh tinh thần này, Vacheron Constantin nhanh chóng trình làng những chiếc đồng hồ bỏ túi lấy cảm hứng từ Art Deco trong suốt thập kỷ này. Sức mạnh kỹ thuật đến từ bộ máy lộ cơ và lối trang trí được kết hợp bởi sự xuất sắc về mặt thẩm mỹ, thể hiện bởi vỏ gọi mời ánh nhìn với mặt sau pha lê. Để không phá vỡ hiệu ứng trong suốt, vòng phút và 12 chữ số Ả Rập được tráng men trên vành gờ kính.
ĐỒNG HỒ BỎ TÚI VÀNG TRẮNG VÀ VÀNG “ARMS IN THE AIR” – 1931
Cách đọc thời gian nguyên bản đã là đặc điểm của đồng hồ Vacheron Constantin kể từ thế kỷ 19. Các giải pháp khác nhau được đề xuất bao gồm chức năng hồi ngược và cách giải thích “những cánh tay trong không gian”, như trên mẫu đồng hồ có vỏ hỗn hợp vàng trắng – vàng này. Trung tâm mặt số có hình một nhà ảo thuật Ấn Độ bằng bạc Đức mạ vàng chạm khắc và tráng men. Ở đỉnh cao thời kỳ Art Deco, loại đồng hồ này được đánh giá cao bởi các thợ kim hoàn muốn đa dạng hóa phạm vi của họ.
ĐỒNG HỒ DẠNG VÒNG CUFF VÀNG HỒNG DÀNH CHO NỮ – 1946
Từ vật trang trí cho biết thời gian, đồng hồ dần trở thành ‘bạn đồng hành’ thiết yếu của phái đẹp. Hình dạng vỏ tròn ban đầu sau đó phát triển thành nhiều hình dạng táo bạo. Các mẫu áp dụng thẩm mỹ đầy tính cách mới ngoạn mục, thể hiện qua chiếc đồng hồ đeo tay bằng vàng Vacheron Constantin năm 1946 này. Đây là cơ hội để Maison đổi mới trong khi tự do kiểm soát trí tưởng tượng cũng như ý tưởng phi thực tế.
ĐỒNG HỒ BỎ TÚI VÀNG VÀNG – 1947
Carlo Poluzzi (1899-1978) được coi là một trong những họa sĩ tráng men vĩ đại nhất trong thế giới chế tác đồng hồ. Ông đã tạo nên vô vàn tác phẩm cho Vacheron Constantin trong nhiều năm, bao gồm cả các bản sao chép hoặc diễn giải nhiều bức tranh nổi tiếng. Bức tranh tráng men thu nhỏ “Les Amoureux” là ví dụ hoàn hảo về kỹ thuật tạo nên danh tiếng Geneva từ thế kỷ 17 và hiện đang được duy trì bởi bộ phận Les Cabinotiers của Vacheron Constantin, nơi sản xuất những chiếc đồng hồ đặc biệt do các nghệ nhân lành nghề đảm trách.
ĐỒNG HỒ ĐEO TAY “SALTARELLO” VÀNG VÀNG – 2000
Đồng hồ giờ nhảy được thiết kế để thuận tiện cho việc đọc giờ. Complication này thường đi kèm với phút hồi ngược, như trên “Saltarello” trình làng năm 1998, kết hợp các chức năng vốn là một phần không thể thiếu trong mảng kỹ thuật của Vacheron Constantin kể từ đầu thiên niên kỷ. Gợi nhớ đến các chỉ số dạng bậc đầu thế kỷ 20, chiếc Saltarello phát hành năm 2002 còn nổi bật với mặt số guilloché thủ công có các đường sọc tỏa ra từ trục kim phút, viền chặt bởi vỏ cushion kết hợp vấu tạo bậc.
ĐỒNG HỒ ĐEO TAY MÉTIERS D’ART “LES MASQUES” JAPAN VÀNG VÀNG – 2008
Từ năm 2007 đến năm 2009, Vacheron Constantin đã tung ra bộ sưu tập đầy tham vọng “Métiers d’Art” để tôn vinh nghệ thuật nguyên thủy bằng cách tái tạo tổng cộng 12 mặt nạ nổi tiếng từ các bộ sưu tập của Barbier Mueller – trong trường hợp này là mặt nạ Phật Nhật Bản khắc họa tỉ mỉ dưới dạng chạm khắc đính vàng. Mặt số sapphire mang một bài thơ của Michel Butor, với những câu thơ khắc theo hình xoắn ốc xung quanh mặt nạ trung tâm bằng kỹ thuật mạ vàng chân không. Giờ, phút, ngày và thứ hiển thị thông qua các đĩa xuất hiện trong bốn điểm đánh dấu xung quanh vành mặt số.
ĐỒNG HỒ ĐEO TAY MÉTIERS D’ART “LA SYMBOLIQUE DES LAQUES” VÀNG HỒNG – 2010
Các bộ sưu tập “Métiers d’Art” thể hiện sự gắn bó của Vacheron Constantin với nghệ thuật và văn hóa từ những chân trời khác nhau. Dòng đồng hồ này tôn vinh nghệ thuật “maki-e” của Nhật, bao gồm việc rắc bụi vàng hoặc bạc trên nền sơn mài đen để tạo thành các họa tiết truyền thống. Bộ sưu tập là kết quả của sự hợp tác độc quyền giữa Vacheron Constantin và hãng Zohiko thành lập năm 1661, ở Tokyo. Bộ máy lộ cơ hiện hữu trên cả hai mặt đều sơn mài.
ĐỒNG HỒ ĐEO TAY MÉTIERS D’ART – CHAGALL & L’OPÉRA DE PARIS VÀNG VÀNG – 2010
Năm 1964, André Malraux, khi đó là Bộ trưởng Bộ Văn hóa Pháp, đã yêu cầu Marc Chagall trang trí vòm trần nhà hát Opéra Garnier, Paris. Năm mươi năm sau, Anita Porchet, chuyên gia trong nghệ thuật tráng men tiểu họa, đã nhận một ủy thác đặc biệt từ Vacheron Constantin: tái diễn giải những bức tranh này của Chagall – bức tranh đầu tiên có kích thước vừa phải nhỏ như mặt đồng hồ. Xung quanh mặt số là 12 tiên nữ mô phỏng nghệ thuật mạ vàng của Palais Garnier thời đế chế thứ hai, tất cả đều khác nhau và chạm khắc thủ công.
ĐỒNG HỒ ĐEO TAY KHUNG XƯƠNG PLATINUM MALTE TOURBILLON – 2014
Kể từ năm 2012, Vacheron Constantin đã kết hợp hình dáng tonneau với các cơ chế danh tiếng nhất. Chiếc đồng hồ này sở hữu bộ máy phức tạp lộ cơ trang trí bằng tay là một trường hợp điển hình. Phiến chính và mỗi cầu đều được gia công cũng như chế tác thủ công bằng dao khắc scorper. Đây là công việc chính xác có dung sai tính toán tỉ mỉ đến một phần mười milimét. Các trục giờ, phút đã được dịch chuyển lên trên, để lại nhiều không gian hơn cho tourbillon mang kim giây nhỏ và lồng giống biểu tượng chữ thập Maltese.
ĐỒNG HỒ ĐEO TAY MÉTIERS D’ART – LES UNIVERS INFINIS “CAVALIERS” VÀNG TRẮNG – 2014
Chiếc đồng hồ thuộc series “Métiers d’Art – Les Univers infinis” thứ hai lấy cảm hứng từ các tác phẩm ‘hình học nghệ thuật’ của Maurits Cornelis Escher (1898-1972). Nghệ nhân khảm tạo ra mặt số đặc biệt phức tạp bằng cách điều chỉnh vàng và xà cừ, hai vật liệu đối lập về đường kính. Mỗi tay đua đều được cắt ra trước khi lắp ráp tỉ mỉ như một trò chơi xếp hình trên nền vàng. Không có khoảng cách giữa các chủ thể, đó là thách thức thực sự trong không gian hạn chế. Cuối cùng, người thợ khắc hoàn thiện các tay đua và ngựa bằng cách đục rỗng từng chi tiết.